Chuột rút là một bệnh thường gặp trong vận động do cơ co lại quá độ không duỗi ra được. Trong tập luyện thể dục thể thao thường gặp chuột rút ở các cơ sau cẳng chân, cơ co duỗi bàn chân, cơ bụng.
- Nguyên nhân
Do bị lạnh kích thích: tập luyện trong những ngày trời rét, khởi động không kĩ. Hay bị nhất khi tham gia các môn bơi lội, điền kinh và các môn bóng.
Khi hoạt động trong thời tiết oi bức, nóng nực với khối lượng và cường độ vận động lớn, mồ hôi ra nhiều, mất nhiều muối và nước, cơ thể bị thiếu muối cũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút.
Trong khi vận động cơ co duỗi quá nhanh, trong khi cơ thể bị mệt mỏi, cơ không thay nhau co duỗi được dẫn đến chuột rút.
Do hoạt động với cường độ lớn, cơ thể bị mệt mỏi, việc đào thải các các sản phẩm trao đỗi chất bị giảm, một lượng lớn a xít lactic bị tích tụ lại trong cơ bắp làm cho cơ bắp bị co cứng gây ra hiện tượng chuột rút.
- Xử lý
Xác định cơ bị chuột rút và kéo căng cơ bị chuột rút khoảng 30 – 40 giây. Nếu không khỏi thì dùng ấn, day hoặc bấm huyệt, châm cứu rất có hiệu quả.
Nếu nạn nhân bị chuột rút ở dưới nước phải đưa ngay lên bờ, đảm bảo ấm cho nạn nhân, sau đó mới kéo căng cơ bị chuột rút ra.
VD: chuột rút ở cơ sau cẳng chân( cơ sinh đôi)
Triệu chứng:
cơ sinh đôi co cứng, khó khăng trong đi lại và gập duỗi cổ chân.
Xử lý:
Dùng tay kéo ngược bàn chân đó lên trên ép vào mặt trước cẳng chân lam cơ căng cơ sau cẳng chân, sau đó xoa bóp cơ bị chuột rút.
Nếu không khỏi ta nên bấm huyệt, châm cứu huyệt thừa sơn, ủy trung
- Cách phòng tránh
Chuẩn bị thể lực tốt, khởi động kĩ.
Mùa đông trước khi xuống nước cần lấy khăn lạnh lau người để cơ thể thích ứng dần với lạnh.
Bổ sung đầy đủ muối và nước trong khẩu phần ăn vào mỗi ngày.
Võ Khánh Nho