SAY NÓNG

  • Say nóng trong dân gian gọi là cảm nắng. Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ cơ thể do môi trường nắng nóng gây nên.
  • Nhiệt độ cơ thể người luôn được ổn định nhờ có sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt. Cơ thể chúng ta thải nhiệt theo ba phương thức chính là: bức xạ và bốc hơi ( ra mồ hôi).
.Nguyên nhân

  • Trong điều kiện môi trường nóng bức ( nhiệt độ và độ ẩm không khí cao), sự thải nhiệt bằng con đường bay hơi mồ hôi bị cản trở, nhất là trong những ngày oi bức, đứng gió. Trong khi đó vận động viên vẫn phải tập luyện với khối lượng lớn và cường độ cao, cơ tể sản sinh nhiều nhiệt. Nhiệt tích tụ lại trong cơ thể cộng với mất nhiều muối và nước do ra mồ hôi làm rối loạn các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể dẩn đến hiện tượng say nóng.
.Triệu chứng lâm sàng
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng chuột rút ở tay, chân, sau đó đế cơ lưng và bụng ( do muối trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ bị thiếu muối dẫn đến cơ bị co cứng).
  • Tự nhiên thấy nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở. Khi có các dấu hiệu này cần phải cấp cứu ngay.
  • Trường hợp say nóng nặng ( say nóng điển hình):
          Nhiệt độ cơ thể tăng cao 40 – 41 độ C.
         Tần số hô hấp tăng lên 30 lần / phút.
         Mạch tăng ( 120 – 150 lần / phút )
         Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng.
         Có thể bị ngất, bị hôn mê hoặc nủa hôn mê. Nếu     nghiêm trọng, lực co bóp của tim yếu có thể dẫn đến tử vong.

3 .Xử lí
  • Khi có dấu hiệu của say nóng xuất hiện phải nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoán mát, cởi nới quần áo, quạt mát, chườm lạnh vào vùng tráng và đầu, dùng khăn ướt lau khắp người.
  • Cho nạn hân uống dung dịch Orezon hoặc uống nước chè ấm pha đường, chanh hoặc nước chanh pha đường, muối. Nếu có điều kiện cho nạn nhân uống nước dưa hấu ép có tác dụng giải nhiệt tốt.
  • Không nên cho nạn nhân uống nước lạnh hoặc nước có đá vì nước lạnh làm ngăn cản quá trình hấp thu nước và muối là những chất mà cơ thể đang rất cần.
  • Có thể châm cứu hoặc bậm huyệt nhân trung, thập tuyền.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc giảm sốt ( paracetamol, aspirin…..), nếu không khỏi phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.
.Cách đề phòng
  • Những người chua quen rèn luyện thì không nên tập luyện lâu dưới trời oi bức. Về mùa nóng nên mặc quần áo, đội mũ nón sáng màu. Vào những ngày nắng, oi bức không nên tập trung nhiều người ở những địa điểm chật hẹp. Không nên tập luyện quá lâu, cứ tập 1 giờ nên nghĩ 5 – 15 phút.
.Chú ý:

  • Chế độ dinh dưỡng vào mùa nóng nên ăn đủ các chất, đặc biệt là muối, nước và vitamin.

Võ Khánh Nho