1.Cấu tạo và phân loại
- Glucid cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O. Chúng rất phổ biến trong thiên nhiên và chứa nhiều trong dịch hoa quả và xenlulo.
- Các chất này được hấp thụ suốt trong hệ tiêu hóa và được phân ra thành đường đơn và đường đa.
2.Công dụng dinh dưỡng
a.Cung cấp năng lượng
- Đường là nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng của cơ thể. 1g glucid oxi hóa cho 4kcal.
- So với lipit, protid thì glucid dể hấp thụ hơn, sinh nhiệt nhanh, tiêu hao oxi ít hơn.
b.Duy trì hoạt động chức năng thần kinh trung ương
- Đường là nguồn năng lượng rất quan trọng của vỏ đại não. Trong tổ chức não không tích lũy đường, tất cả đều nhờ vào sự cung cấp của máu. Mỗi ngày một người cần 100 – 120g đường đơn. Đường huyết phải ở mức bình thường mới có thể duy trì chức năng của đại não. Đường huyết giảm sẻ ảnh hưởng tới chức năng đại não và có thể dẫn đến bệnh hạ đường huyết.
c.Tác dụng kháng xeton, duy trì sự trao đổi chất
- Lipit trong cơ thể qua phân giải sinh ra chất trung gian là xeton, cần có glycogen kết hợp với axit oxaloaxetic mới tiếp tục oxi hóa được. Thiếu đường, mỡ tiến hành trao đỗi chất không hoàn toàn, sẽ tích lũy nhiều thể xeton, tăng lượng axit trong máu, làm thay đỗi chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
- Glucid và protid vào cơ thể cùng lúc thì glucid tăng cường giải phóng ATP, có lợi cho sự hoạt hóa axit amin và hợp thành protid, làm cho nitơ trong cơ thể tăng lên.
e.Bảo vệ gan
- Kho dự trữ đường ở gan tăng sẽ bảo vệ gan ít chịu ảnh hưởng của chất độc như rượu, vi khuẩn, độc tố…
g.Chức năng cấu tạo
- Glucid tham gia vào việc cấu tạo nên vật chất quan trọng của cơ thể như mô tế bào, tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh.
3.Glucid và tập luyện thể thao
- Đường tham gia chủ yếu vào quá trình trao đổi năng lượng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận động.
- Đối với hoạt động thể thao thì tiêu thụ glucid có lợi hơn. Tập luyện trong điều kiện yếm khí thì glucid vẫn có thể cung cấp năng lượng bằng cách phân huỷ glucid không có oxi. Do vậy glucid có ý nghĩa đặc biệt khi vận động ở cường độ tối đa.
- Kho dự trữ đường trong cơ thể tương quan tỉ lệ thuận với năng lực vận động. Dự trữ đường giảm thì sức bền của cơ thể cũng giảm sút. Khi vận động với cường độ tối đa khả năng hấp thụ oxi giảm xuống, do vậy cần phải bổ sung đường trước và trong tập luyện để nân cao đường huyết.
4.Thức ăn giàu glucid
Ngũ cốc khô khô có 70% glucid.
- Khoai sắn
Võ Khánh Nho